​Tổng quan Sân bay quốc tế Long Thành

Ngày đăng: 19/04/2024

Mô hình sân bay quốc tế Long Thành

Vị trí Sân bay quốc tế  Long Thành

Sân bay quốc  tế Long Thành  cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 40 km theo hướng Đông bắc và cách Thành phố Biên Hòa 30 km theo hướng đông Đông nam. Nằm gần đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh- Long Thành- Dầu Giây; cạnh  tuyến Quốc lộ 51- gần thị trấn Long Thành, cách cửa ngõ vào Thành phố Công Nghiệp Nhơn Trạch- khu đô thị phụ cận Thành  phố Hố Chí Minh 5 km.

Vị trí địa lý sân bay quốc tế Long Thành kết nối với các vùng.

Sân bay quốc tế Long Thành có vị trí nằm trên địa bàn 6 xã: Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước của huyện Long Thành; Tổng diện tích đất cần thu hồi cho toàn bộ dự án là hơn 5.364 ha, trong đó 5 ngàn ha là đất xây dựng sân bay, đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng là 2.750 ha, đất dành cho mục đích quốc phòng là 1.050 ha; đất dành cho hạng mục phụ trợ công nghiệp hàng không và các công trình thương mại khác là 1.200 ha…

Quy hoạch vùng Sân bay  quốc tế Long Thành:

Sân bay quốc tế Long Thành  được thiết kế với quy mô 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Được thiết kế đạt cấp 4F theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, là  sân bay lớn nhất Việt Nam với đường cất cánh trên 1.800m. Được quy hoạch  thành 5 vùng  phân khu  chức năng gồm:

Bản đồ kết nối vùng quanh sân bay quốc tế Long Thành

+ Vùng 1: Là khu chức năng hỗ trợ, các kho trung chuyển, khu Logistics, khu công nghiệp.

+ Vùng 2: Các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh thành phố sân bay. Vùng này được quy hoạch dự kiến khoảng 15.000 ha.

+ Vùng 3: Các khu chức năng dịch vụ – thương mại quy mô lớn như: khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ cho sân bay. Quy mô vùng 3 khoảng 5.000 ha, được đặt ở cửa chính lối ra vào sân bay.

Vùng 4: Gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2.000 ha. Được đặt cách sân bay 10km, phục vụ cho khách đi chuyến dài và cán bộ công nhân viên.

Vùng 5: Được xem như vùng đệm Cảng hàng không gồm: Mảng xanh dự trữ phát triển, khu cách ly, các khu phát triển nông – lâm nghiệp và an ninh quốc phòng.

Quy hoạch  phân kỳ  giai đoạn xây dựng:

Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến được phân kỳ làm 3 giai đoạn xây dựng:

  • Giai đoạn 1: (đến năm 2025) sẽ đầu tư nhà ga hành khách một đường cất hạ cánh công suất 25 triệu hành khách/năm và nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm.
  • Giai đoạn 2: (đến năm 2035) nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
  • Giai đoạn 3: (sau năm 2035) nâng công suất lên 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Quy hoạch hạ tầng  giao thông:

Để đáp ứng tất cả 100 triệu lượt khách 1 năm đổ dồn vào  sân bay quốc tế Long Thành, hạ tầng giao thông được đặt lên hàng đầu. Hiện tại từ Tp.HCM chỉ có 2 tuyến đường chính để vào sân bay:

+ TP. Hồ Chí Minh – Cao tốc Long Thành – Dầu Giây – Sân bay quốc tế Long Thành

+ TP. Hồ Chí Minh – Quốc Lộ 51 – sân bay quốc tế Long Thành

Theo Sở Giao thông – vận tải  tỉnh Đồng Nai sẽ đầu tư các tuyến đường kết nối gồm 3 tuyến:

 +  Tuyến số 1: Quy hoạch đường 25C (có nút giao với tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) nối Quốc lộ 51 – ranh Sân bay. Tuyến này có chiều dài khoảng 3,8km, quy mô dự kiến xây dựng tối thiểu 6-8 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

  + Tuyến số 2: Ranh Sân bay quốc tế Long Thành – đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh – giao với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Tuyến này có chiều dài 5,7 km, quy mô 4 làn xe cơ giới.

  + Tuyến số 3: Quy họach tuyến đường 2B – từ ranh sân bay quốc tế Long Thành – cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Tuyến này có chiều dài khoảng 6,7km, dự kiến quy mô xây dựng 4 làn xe cơ giới.

Quy hoạch  xây dựng khu  dân cư, tái định cư:

Theo quyết định phê duyệt của thủ tướng Chính Phủ, Đồng Nai được giao thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn huyện Long Thành với diện tích 364,21 ha đất xây dựng hai khu tái định cư gồm khu dân cư, tái định cư Lộc An – Bình Sơn 282,35 ha và một phần phân khu III khu dân cư, tái định cư Bình Sơn 81,86 ha. Tổng mức đầu tư dự án  là 4.189 tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư. Tổng số 5.002 lô đất tái định cư, gồm các lô liên kết với diện tích mỗi lô là 80m2 – 125m2 – 150 m2 (trong đó, có 876 lô với diện tích mỗi lô là 80m2) và các lô liên kết sân vườn với diện tích mỗi lô 250 – 300 m2. Các lô 80 m2 để bố trí tái định cư cho các trường hợp tái định cư hộ phụ.

Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn được chia làm 3 phân khu: Phân khu 1 có diện tích 87 hécta, quy mô dân số tối đa là 11.500 người; Phân khu 2 diện tích 95 hécta, dân số khoảng 9 ngàn người và Phân khu 3 có diện tích đất 100 hécta, dân số khoảng 9 ngàn người.

Phân khu 3 Khu tái định cư Bình Sơn có tổng số 1.539 lô tái định cư, trong đó có 1.023 lô nhà liên kế; 516 lô nhà liên kế có sân vườn và 336 nhà ở tự chỉnh trang.

Là khu tái định cư được hướng đến xây dựng thành khu đô thị nên 2 khu tái định cư trên không chỉ được đầu tư về hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh mà kể cả hạ tầng xã hội cũng được hoàn chỉnh. Theo thiết kế, diện tích đất ở tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn chỉ chiếm hơn 38% tổng diện tích đất, còn lại là đất dành cho xây dựng giao thông, các công trình công cộng và cây xanh. Các công trình tôn giáo, trường học, chợ công viên cũng được tính toán hài hòa cho khu đô thị chuẩn. Đặc biệt, ở khu tái định cư này còn được đầu tư cả hệ thống xử lý nước thải tập trung để đảm bảo môi trường tốt nhất.

Giá trị Sân bay quốc tế Long Thành mang lại cho Đồng Nai

Việc lựa chọn đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế  tại Long Thành do có đủ diện tích đất cần thiết cho thời điểm hiện tại và trong tương lai để phát triển thành một cảng hàng không hiện đại, phát triển các dịch vụ phi hàng không đa dạng, phong phú, đặc biệt là có thể phát triển thành mô hình thành phố sân bay (Airport City) bao gồm các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Trong tương lai sẽ giữ vai trò cảng hàng không quốc tế ở cửa ngõ lớn và quan trọng quốc gia.

Một dự án liền kề sân bay của Kim Oanh Group chuẩn bị bung ra thị trường

Khi thực hiện dự án Sân bay quốc tế Long Thành sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cho không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả khu vực Đông Nam Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, ước tính trên 200 ngàn người có thêm việc làm từ dự án này, đồng thời tạo nguồn thu, đảm bảo khả năng hoàn vốn sau này. Khi Sân bay Long Thành hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận. Sẽ giúp kích thích phát triển của ngành vận tải hàng không, giúp tăng cạnh tranh quốc tế, tăng kết nối Việt Nam với thế giới, tạo đà phát triển du lịch của đất nước.

0919 139 238